Mụn / Lỗ chân lông là gì?

Mụn & Lỗ chân lông

01 Mụn

Mụn trứng cá là nhiễm trùng gây ra bởi bã nhờn tích tụ bên trong lỗ chân lông.
Bã nhờn trong lỗ chân lông bị bài tiết quá nhiều và dồn tắc sẽ dẫn đến nhiễm trùng và gây ra mụn trứng cá
. Mụn thường được hình thành trên các khu vực tuyến bã nhờn như mặt, cổ và ngực.
Phương pháp điều trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ của tình trạng mụn.
Cấp độ bắt đầu là sự hình thành mụn mà chưa bị nhiễm trùng, và mức độ nghiêm trọng hơn là mụn trứng cá có mủ, vi khuẩn gây ra mụn với mủ và đau.
Cách tốt nhất là nên điều trị bởi bác sĩ da liễu để ngăn ngừa sẹo hơn là tự nặn mụn.

Các loại mụn

  • Giai đoạn 1
    Loại mụn không viêm

    Mụn đầu đen là những lỗ chân lông bị tắc có bề mặt hở. Khi bị hở, bã nhờn bị tắc bên trong mụn sẽ trở nên xám hoặc đen do tiếp xúc với không khí. Ngoài ra, mụn đầu trắng hay còn gọi là mụn trứng cá đóng phát sinh khi các tế bào da chết, dầu và vi khuẩn bị tắc trong lỗ chân lông đóng kín. Mụn đầu trắng có thể gây ra các tổn thương viêm như mụn mủ và nốt sần. Mụn đầu đen và mụn đầu trắng có thể được điều trị mà không để lại sẹo nếu không bị viêm.

  • Giai đoạn 2
    Loại mụn viêm

    Các triệu chứng kéo dài của mụn đầu đen và mụn đầu trắng có thể dẫn đến các phản ứng viêm, gây đỏ, sưng và mất nước của da. Vi khuẩn cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc kích thích viêm. Mụn đỏ và sưng, hoặc mụn có mủ, giống như u nang có thể được hình thành tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm. Cố tình cạy hoặc nặn mụn có thể gây nhiễm trùng và tổn thương da hơn nữa, do đó điều quan trọng là phải điều trị chính xác khu vực bị ảnh hưởng bởi mụn để ngăn ngừa sẹo và tổn thương.

Mụn & Lỗ chân lông

02 Sẹo mụn

Sẹo mụn

Vấn đề lớn nhất với mụn trứng cá là sẹo. Nếu việc điều trị sẹo bị trì hoãn,
nó có thể gây tổn thương mô da do nhiễm vi khuẩn.
Thông thường vết sẹo mụn trông giống như lỗ đào trên mặt có thể được chia thành 3 loại.

Các loại sẹo mụn

  • Sẹo lõm chân tròn Loại 1

    Sẹo lõm chân tròn

  • Sẹo lõm chân vuông Loại 2

    Sẹo lõm chân vuông

  • Sẹo lõm chân đá nhọn Loại 3

    Sẹo lõm chân đá nhọn

Nguyên nhân gây ra mụn

Nguyên nhân gây ra mụn
  1. 1

    Do Hormone ở tuổi vị thành niên

    Trong thời kỳ thiếu niên, sự tiết bã nhờn tăng lên với nhiều tế bào da chết khiến da dễ hình thành mụn trứng cá. Khoảng 85% thanh thiếu niên có vấn đề về mụn trứng cá nhưng thuyên giảm khi họ trưởng thành.

  2. 2

    Yếu tố môi trường

    Mụn trứng cá cũng được gây ra bởi các yếu tố môi trường như bụi mịn, ô nhiễm, chất thải, sử dụng mỹ phẩm sai cách và tiếp xúc với tia UV.

  3. 3

    Các yếu tố khác

    Uống rượu và hút thuốc , thức ăn mặn, cay, thức ăn có dầu / căng thẳng và ngủ không đều / rửa mặt quá nhiều / thói quen nặn mụn bằng tay / thời kỳ mang thai của phụ nữ

Lỗ chân lông là gì?

lông là gì

Thông thường các lỗ chân lông trên mặt sẽ không thấy rõ ngoại trừ nơi râu mọc,
nhưng nếu tuyến bã nhờn dưới da tiết ra quá nhiều, kích thước lỗ chân lông sẽ lớn hơn.
Thông thường, lỗ chân lông trở nên to hơn do sự tiết bã nhờn trong giai đoạn dậy thì.
Trong trường hợp này, vi khuẩn và chất bẩn dễ dàng xâm nhập gây ra các vấn đề về da,
do đó da cần phải được chăm sóc đúng cách.

Các loại lỗ chân lông

  • Loại 1 Lỗ chân lông nhờn Loại 1

    Lỗ chân lông nhờn

  • Loại  2 Lỗ chân lông trũng Loại 2

    Lỗ chân lông trũng

  • Loại 3 Lỗ chân lông nám Loại 3

    Lỗ chân lông nám

Nguyên nhân gây ra lỗ chân lông

Nguyên nhân gây ra lỗ chân lông
  1. 1

    Sự tiết bã nhờn quá mức

    Khi bắt đầu dậy thì, sự bài tiết hormone tăng lên và tuyến bã nhờn mở rộng, làm tăng lượng bã nhờn. Bã nhờn được giải phóng qua lỗ chân lông, vì vậy khi có quá nhiều bã nhờn, các lỗ chân lông tự nhiên trở nên to hơn.

  2. 2

    Giảm độ đàn hồi của da do lão hóa

    2. Lão hóa bắt đầu vào cuối những năm 20 và độ đàn hồi của da cũng giảm, lỗ chân lông dần mở rộng và khiến chúng trông to hơn.

  3. 3

    Vấn đề về da gây ra lỗ chân lông

    Các vấn đề về da như mụn nhọt, phá hủy collagen và elastin trong da, làm hỏng lớp da khỏe mạnh, từ đó khiến lỗ chân lông to hơn.

Phương pháp điều trị

Lập kế hoạch phương pháp điều trị sau khi chẩn đoán chính xác sẹo mụn và lỗ chân lông.
Tiến hành phương pháp điều trị phức hợp theo từng loại loại da của bệnh nhân.
Phương pháp điều trị bao gồm phương pháp tiêm, phương pháp tẩy, điều trị bằng laser và chăm sóc da y tế.

  • Phương pháp điều trị
  • Phương pháp điều trị
  1. Phương pháp 01

    Phương pháp tiêm

    Sẹo mụn & lỗ chân lông có nhiều loại khác nhau và phương pháp tiêm sẽ được lựa chọn sao cho phù hợp. Việc điều trị bằng cách tiêm có thể kiểm soát sự tiết bã nhờn và giảm nhiễm trùng đồng thời làm vết sẹo mỏng hơn bằng cách cung cấp chất dinh dưỡng trong lớp hạ bì để tái tạo collagen và elastin.

  2. Phương pháp 02

    Phương pháp tẩy

    Mụn trứng cá là nhiễm trùng gây ra bởi bã nhờn tích tụ bên trong lỗ chân lông. Khi mụn trứng cá ở mức độ nghiêm trọng nên áp dụng phương pháp tẩy mụn trứng cá bị viêm nhiễm, đồng thời chăm sóc định kỳ để loại bỏ tế bào da chết, làm thông thoáng lỗ chân lông, điều trị mụn trứng cá không viêm.

  3. Phương pháp 03

    Điều trị bằng laser

    Laser có thể hạn chế tình trạng tiết bã nhờn quá mức. Nó giúp tái tạo tế bào da và collagen, làm giảm sẹo từ mụn trứng cá. Ngoài ra một số laser có thể giúp làm săn chắc da, giảm kích thước lỗ chân lông.

  4. Phương pháp 04

    Chăm sóc da y tế

    Phương pháp chăm sóc da định kỳ rất cần thiết để kiểm soát và loại bỏ sự tiết bã nhờn đồng thời ngăn ngừa tình trạng tái phát mụn trứng cá.